Close

KHOÁ ĐÀO TẠO: VIẾT BẢN THẢO BÀI BÁO KHOA HỌC

KHOÁ ĐÀO TẠO: VIẾT BẢN THẢO BÀI BÁO KHOA HỌC

MỤC TIÊU

How to write a manuscript là chương trình đào tạo viết bản thảo khoa học để công bố các kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học. Chương trình được chính Tiến sĩ Phạm Văn Phúc xây dựng trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm của ông làm công tác Tổng biên tập, phản biện viên và tác giả của hơn 150 bài báo khoa học; hơn 50 sách và chương sách. Hiện nay, Tiến sĩ Phạm Văn Phúc là Tổng biên tập của 05 tạp chí; trong đó có 03 tạp chí quốc tế (thuộc Web of Science, Scopus). Hiện nay ông là editor của Nhà xuất bản Springer-Nature, IntechOpen, BiomedPress.

Chương trình đào tạo này được tổ chức trên cơ sở hợp tác giữa NXB BiomedpressViện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Tp.HCM.

Cán bộ giảng chính của toàn chương trình đào tạo: PGS.TS. Phạm Văn Phúc

VỀ CHÚNG TÔI

How to write a manuscript là chương trình đào tạo của Trung tâm Đào tạo Y sinh, Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Tp.HCM, trên cơ sở hợp tác với NXB Biomedpress – An Open access publisher.

  • Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Tp.HCM là đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ, tự chủ tài chính 100%, trực thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Tp.HCM. Viện được xây dựng trên cơ sở những thành tựu vượt bậc của PTN. Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào gốc về công bố khoa học và ứng dụng công nghệ trong điều trị bệnh.
  • NXB Biomedpress – An Open Access Publisher là NXB trực tuyến do TS. Phạm Văn Phúc xây dựng trên cơ sở hợp tác với NXB Springer vào năm 2013. Biomedpress công bố tạp chí đầu tiên Biomedical Research and Therapy vào năm 2014. Và tạp chí đã được chọn vào danh sách Web of Science từ năm 2015.
  • Đến nay Biomedpress đã công bố 04 tạp chí; trong đó có 2 tạp chí đã được liệt kê trong danh mục Scopus; và 01 tạp chí thuộc danh mục thuộc Web of Science.

CHƯƠNG TRÌNH HỌC

Chương trình học sẽ cung cấp cho học viên các kiến thức và kĩ năng cơ bản để viết bản thảo bài báo khoa học.

 

  • Đạo đức trong công bố khoa học (Lí thuyết)
  • Indexing và Abstracting (Lí thuyết)
  • Viết tên, tóm tắt và keywords (Lí thuyết)
  • Viết phần giới thiệu (Lí thuyết)
  • Viết phần phương pháp và kết quả (Lí thuyết)
  • Viết phần biện luận và kết luận (Lí thuyết)
  • Tài liệu tham khảo, trích dẫn và các tuyên bố (Lí thuyết)
  • Sử dụng phần mềm trong viết bản thảo (Lí thuyết)
  • Trình bày hình ảnh và bảng biểu (Lí thuyết)
  • Viết cover letter và chọn tạp chí (Lí thuyết)
  • Chỉnh sửa và trả lời góp ý phản biện (Lí thuyết)
  • Nâng cao số trích dẫn của bài báo (Lí thuyết)
  • Phân tích bài báo khoa học (Thực hành)
  • Đặt tên bài, viết tóm tắt và keyword (Thực hành)
  • Viết phần giới thiệu (Thực hành)
  • Viết phương pháp và kết quả (Thực hành)
  • Viết biện luận và kết luận (Thực hành)
  • Đạo đức trong công bố khoa học
  • Indexing và Abstracting
  • Viết tên, tóm tắt và keywords
  • Chọn chủ đề và lọc dữ liệu
  • Viết phần giới thiệu
  • Viết phần chính
  • Tài liệu tham khảo và trích dẫnl các tuyên bố
  • Sử dụng phần mềm trong viết bản thảo
  • Bảng và hình mô tả
  • Viết cover letter và chọn tạp chí khoa học để gửi bản thảo
  • Chỉnh sửa và trả lời góp ý của phản biện
  • Nâng cao số trích dẫn của bài báo
  • Phân tích bài báo tổng quan tường thuật
  • Đặt tên bài, viết tóm tắt và keyword
  • Viết bản thảo

Đạo đức trong công bố khoa học

Indexing và Abstracting

Viết tên, tóm tắt và keywords

Chọnc chủ đề, câu hỏi nghiên cứu và kĩ thuật tìm kiếm theo từ khoá

Hệ thống các nghiên cứu

Trình bày và phân tích tổng hợp

Biện luận kết quả thống kê

Viết cover letter và chọn tạp chí để gửi bản thảo

Chỉnh sửa theo góp ý của phản biện viên

Nâng cao số trích dẫn của bài báo

Phân tích bài báo tổng quan phân tích tổng hợp và hệ thống (Thực hành)

Tìm kiếm dữ liệu và phân tích (Thực hành)

Trình bày bản thảo (Thực hành)

 

HỌC VIÊN SẼ LÀM ĐƯỢC GÌ SAU KHOÁ HỌC ?

  1. Viết bản thảo khoa học cho các bài nghiên cứu từ các kết quả nghiên cứu (dạng bài original research)
  2. Viết bản thảo khoa học cho các bài tổng quan tường thuật
  3. Viết bản thảo khoa học cho các bài dạng tổng quan hệ thống và phân tích đa trung tâm

YÊU CẦU TRÌNH ĐỘ VÀ CHUYÊN NGÀNH CỦA HỌC VIÊN ?

Học viên tham gia khoá học sẽ được đào tạo cả lí thuyết và thực hành nên đối tượng tham gia khoá học rộng, bao gồm:

  1. Sinh viên cao đẳng, đại học
  2. Học viên cao học, nghiên cứu sinh
  3. Nhà nghiên cứu

Tài liệu khoá học bao gồm những gì?

Học viên được cung cấp các tài liệu trong suốt khoá học:

  1. Bản in các bài giảng lí thuyết và thực hành
  2. Tài khoản sử dụng tạm thời trong quá trình học để truy cập vào cơ sở dữ liệu Web of Science, Scopus
  3. Tài khoản tạm thời sử dụng phần mềm Endnote

Học viên có được cấp chứng chỉ sau khi đào tạo?

  • Chứng nhận tham gia khoá học

Sau khi học; học viên sẽ được nhận chứng nhận (certificate) tham gia khoá học.

  • Chứng nhận hoàn thành khoá học

Học viên mong muốn nhận chứng nhận hoàn thành khoá học sẽ làm bài thi; các học viên đạt 5/10 điểm của bài thi sẽ cấp chứng nhận hoàn thành khoá học.

 

Những kiến thức học viên tự trang bị trước khi học ?”

Đây là khoá học nâng cao, các học viên cần phải được trang bị các kiến thức cơ bản trước khi học khoá này bao gồm:

  • Phương pháp nghiên cứu khoa học
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm Microsoft word; Excel

GIẢNG VIÊN CHÍNH

Các lớp học được giảng bởi đội ngũ nhiều kinh nghiệm trong công tác viết bản thảo bài báo khoa học.

ĐẶNG BÍCH PHƯƠNG
ĐẶNG BÍCH PHƯƠNG
Phó trưởng phòng Thông tin truyền thông và Marketing
ĐỖ MINH NGHĨA
ĐỖ MINH NGHĨA
Phó trưởng phòng Kinh doanh 1 Trưởng phòng Cung ứng Hóa chất và Vật tư

 

 

 

Được học tập và nghiên cứu tại Viện Tế bào gốc là một trong những điều may mắn nhất của mình. Viện đã cho mình cơ hội được học tập với người thầy rất tuyệt vời, cho mình gia đình thứ hai, cho mình rất nhiều kỉ niệm đẹp.

Nguyễn Thị Trà My
Nguyễn Thị Trà MySinh viên năm học 2019 - 2020

Cảm ơn Viện Tế bào gốc đã cho em cơ hội được học tập và làm việc tại đây.

Nguyễn Hồ Thảo Nguyên
Nguyễn Hồ Thảo NguyênSinh viên năm học 2019 - 2020

Cảm ơn Viện Tế Bào Gốc_ ngôi nhà thân thương, ấm áp đã cho em nhiều kỉ niệm đẹp và chỉ dạy em những bài học quý giá_ tất cả sẽ theo em trên chặn đường sau này! Chúc cho Viện ngày một thành công và phát triển !

Phạm Thị Thùy Linh
Phạm Thị Thùy LinhSinh viên nhóm tín hiệu tế bào ung thư